Text Widget

08:16
0


Chuyện uống rượu: Chỉ uống thôi. Đừng nhậu!

Depplus.vn -
Người biết uống rượu, không thể mang ra so sánh với "bợm nhậu"! 

Uống rượu là văn hóa...

Trong các dịp lễ Tết, cũng giỗ của người Việt từ xưa đến nay, cùng với cơm canh trà quả không thể thiếu chén rượu trong mâm cỗ cúng dâng lên tổ tiên. Rượu trắng nấu bằng gạo nếp thơm đậy nút lá chuối được chưng cất theo phương pháp thủ công từ lâu đời đa trở thành nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Vậy nên khắp cả nước, đâu đâu cũng tìm thấy những làng mưu sinh bằng nghề nấu rượu như rượu làng Văn xứ Bắc, rượu Kim Long quảng trị, rượu Bồ Đá ở Bình Định...
 
Rượu còn là biểu hiện của thủy, trong nghi thức cúng giỗ, chiếu theo ngũ hành tương quan không thể thiếu rượu, thay mặt cho nước, hòa hợp âm dương với nén nhang ta thắp...đều là những chủ thể không thể không có.
Không chỉ trong nghi lễ cúng giỗ, rượu còn được coi là tri kỉ của nhiều người, khi có mặt trong các buổi gặp gỡ "trà dư tửu hậu" như người xưa đã từng viết " Khi chén rượu, khi cột cờ, khi xem hoa nở,khi chờ trăng lên".Nhưng người xưa không uống rượu tùy tiện mà có cả một nghệ thuật ẩm thực, cũng dựa trên nền tảng văn hóa và sự cân bằng. Chỉ uống rượu tới tầm phấn chấn mới thực sự là người sành rượu. 
Ngày nay đời sống khá giả, rượu cũng nhiều...màu hơn, Tây ta đủ cả, thậm chí còn có dạng kết hợp rượu dân tộc pha hiện đại. Nhưng những hệ lụy kéo theo về uống rượu tràn lan khiến chúng ta nhất thiết suy ngẫm về văn hóa thưởng rượu.
Uống rượu khác xa với nhậu nhẹt
Có người đã nói thế này, tuy uống rượu hay nhậu đều là đưa chất men vào người nhưng một thứ là lễ nghĩa văn hóa cao sang, thứ kia nên xếp vào hàng "tệ nạn".
 
Như đã nói ở trên, người uống rượu biết điểm dừng khi tới tầm hưng phấn, luôn tiết chế để không rơi vào trạng thái say khướt, để "ma men" dẫn lối.
Thực ra, người biết uống rượu đôi khi lại “tùy tiện” hơn dân nhậu. Họ có thể uống một mình, uống chẳng có lí do. Rượu có bạn thì vui, nhưng đôi khi chỉ vì chút bận lòng, người ta cũng tìm đến rượu để cảm nhận chút chếnh choáng trong hơi nóng dần bốc lên ngực, lên mặt rồi thôi.
Còn đã là cuộc nhậu, không thể không có bạn nhậu. Đã nâng chén là phải tìm đủ lí do để phải rót thêm mãi, nâng chén mãi không ngừng. Việc mừng-nhậu:  thi đỗ, tậu nhà tậu xe, lấy vợ, lên lương…Việc không ra sao – nhậu: to tát thì mất việc, thất thoát của cải, vụn vặt thì bị sếp nói “mát” vào câu, hay bồ “đá”... Nhưng chén rượu đã nâng lên thì tạp nham, lí do bất nhất. Chén trước chia buồn, chén sau an ủi, chén nữa đã chúc mừng hân hoan ngay được!
 
Dân nhậu thành tệ nạn sợ nhất là không bằng anh bằng em, uống không nổi cũng cố cho bằng được. Có ông chỉ vì một lời “khích” ngầm mà uống tới độ xiêu vẹo, ôm ngực trong toilet, cố tống ra thứ vừa đưa vào người rồi ngay lập tức quay lại cuộc vui. Uống tới tầm “quên trời đất”, kẻ nhậu thường có tâm lí nóng mặt so bì, người kia uống nhiều, đứa này uống ít dẫn tới những cuộc cãi vã, nhẹ thì nói năng gàn dở, nặng thì xô xát, đánh nhau. Chưa kể, kẻ nhậu xin đi đâu cũng reo rắc nỗi lo. Ra đường lo gây tai nạn, về nhà lo hành hạ người thân, tới chống công sở lo đãng trí, chẳng thể hoàn thành công việc. Người khi đó chẳng phải người, là thứ nửa ma nửa ngợm. Và cuộc nhậu, biến tướng ê chề thành nguồn gốc của tệ nạn và tội ác nhức nhối.
Kết
Rượu chỉ nên là cầu nối với tiên tổ, một chất keo gắn chặt tình thân và giúp mỗi người sẻ chia trong mọi nỗi buồn niềm vui cuộc sống. Thiết nghĩ, người ta chỉ nên tự hào mình biết uống rượu, đừng lấy tiếng biết uống rượu so đo với dân nhậu. Lúc ấy, thật…xấu hổ cho những người uống rượu.
T.H (Depplus.vn/MASK)



0 Chia sẻ..:

Đăng nhận xét